Bề mặt gỗ veneer là gì? Những thông tin quan trọng về gỗ Veneer
Ngày đăng : 01/04/2024
Nhắc đến bề mặt veneer và ngay lập tức bạn nghĩ đến nội thất giá rẻ, mỏng và không bền thì đã đến lúc bạn nên nghĩ lại. Bởi gỗ veneer là lựa chọn hoàn hảo cho nội thất hiện đại bởi tính thẩm mỹ và đa dạng lựa chọn mẫu mã. Với kinh nghiệm gần 10 năm trong sản xuất nội thất xuất khẩu, BKG Home sẽ đứng dưới góc nhìn của chuyên gia, kiến trúc sư chia sẻ chi tiết về bề mặt veneer và giúp bạn có thêm kiến thức để chọn chất liệu nội thất phù hợp cho công trình của mình.
Bề mặt gỗ veneer là gì?
Bề mặt gỗ veneer còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: ván bóc, ván độn, ván bóc, ván lạng,... những tấm này có độ dày và kích thước khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng.
Với những loại bề mặt gỗ veneer được dùng làm bề mặt phủ có độ dày thông thường 0.3 - 0.6mm (khoảng 2/8 inch) và là những tấm ván có chất lượng thẩm mỹ đẹp, có ít khuyết điểm. Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại gỗ tự nhiên được sử dụng để sản xuất ra tấm veneer như: gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ phong vàng, gỗ bạch dương,...
Các ván gỗ được lạng mỏng sau đó sẽ được liên kết với một vật liệu nền composite ổn định như HDF, MDF, MFC,... Bề mặt Veneer là gỗ tự nhiên nên bề mặt của gỗ Veneer có vẻ ngoài không khác biệt so với gỗ thật.
Gỗ Veneer là sự cộng hưởng hài hòa của hay loại gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp bởi vừa có giá thành hợp lý vừa có giá trị thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, một tấm gỗ tự nhiên có thể tạo nhiều ván gỗ Veneer nên đây là một giải pháp để bảo vệ nguồn tài nguyên rừng đang bị khai thác quá nhiều. Gỗ tự nhiên bị khai thác quá nhiều dẫn đến nguy cơ các loại gỗ quý bị cạn kiệt.
Để tạo ra một tấm gỗ veneer hoàn hảo có rất nhiều phương pháp khác nhau bởi với mỗi cách khác nhau, mỗi góc đặt dao, mỗi điểm bắt đầu bóc riêng biệt sẽ tạo ra những sản phẩm có màu sắc, đường vân khác nhau. Hiện nay, có 6 kỹ thuật lạng gỗ phổ biến được các nhà sản xuất áp dụng phổ biến: bóc tròn (rotary cut), cắt phẳng (plain slicing), cắt thớ (rift cut), bóc nửa vòng (half-round slicing), cắt dọc (lengthwise slicing), bóc phần tư (quarter slicing).
Quy trình sản xuất bề mặt gỗ Veneer
Giai đoạn 1: Lạng Veneer
Các khối gỗ tự nhiên sau khi được sấy, luộc, ngâm sẽ lạng mỏng thành những ván gỗ mỏng có độ dày khoảng 0.6 - 3mm. Lạng gỗ tự nhiên có nhiều phương pháp khác nhau như BKG Home đã có nhắc ở trên.
Giai đoạn 2: Sản xuất gỗ Veneer
Bước 1: Sấy khô bằng máy công nghiệp bởi với những cơ sở sản xuất chất lượng sẽ không phơi tấm Veneer dưới ánh mặt trời có nhiệt độ cao bởi sẽ khiến các lát gỗ bị cong vênh, giòn và dễ gãy.
Bước 2: Lăn keo dán lên cốt gỗ MDF, MFC,... loại keo được sử dụng phổ biến là UF có thành phần là NH4CL để gắn vào Veneer vào cốt gỗ. Loại keo này không chứa hóa chất độc hại và có khả năng kết dính tốt, khô nhanh và không thấm nước.
Bước 3: Ghép Veneer vào cốt tấm gỗ:
Bước này sẽ có 2 cách ép có thể sử dụng: ép nguội hoặc ép nóng
Bước 4: Xử lý bề mặt, đánh bóng nhẵn mịn:
Ở bước này thợ thi công sẽ sử dụng máy chà nhám để thực hiện.
Bước 5: Kiểm tra chất lượng sản phẩm khi hoàn thành.
Các loại Veneer gỗ phổ biến hiện nay
Veneer gỗ óc chó
Đây là loại bề mặt gỗ Veneer được cấu tạo từ chất liệu gỗ óc chó tự nhiên và có cốt là gỗ công nghiệp. Đây là loại gỗ Veneer được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay bởi có giá trị thẩm mỹ cao cùng độ bền, tuổi thọ cao. Vẫn gỗ óc chó tự nhiên được nổi tiếng biết đến với hình dáng uốn lượn đa dạng. Bên cạnh đó màu nâu trầm ấm của loại gỗ này sở hữu vẻ đẹp sang trọng và ấm cúng. Nhờ đó mà gỗ óc chó chiếm được tình cảm của nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên ở thị trường Việt Nam, đây là loại gỗ nhập khẩu nên có giá thành cao. Vậy nên sản phẩm Veneer gỗ óc chó là giải pháp hợp lý bởi có giá thành phải chăng và tính thẩm mỹ cao.
Veneer gỗ sồi
Veneer gỗ sồi có cấu tạo từ gỗ sồi tự nhiên với cốt gỗ công nghiệp. Chất liệu gỗ sồi tự nhiên có họa tiết vân thẳng hoặc ngang. Màu sắc của vẫn gỗ sồi tự nhiên là màu nâu thiên đỏ hoặc đen rất đẹp và ấn tượng. Vậy nên, loại veneer này có bề mặt nhẵn mịn, sáng bóng nên rất thích hợp với phong cách nội thất tối giản hoặc hiện đại.
Ngoài ra, chất liệu này có ưu điểm chống mối mọt, ẩm mốc và không bị cong vênh trong quá trình sử dụng. Đặc biệt, gỗ Veneer sồi có thể tạo ra những đường cong uốn lượn vậy nên có thể tùy thích thiết kế hình dáng với món đồ nội thất từ loại gỗ này theo sở thích cá nhân.
Veneer xoan đào
Loại veneer này được đánh giá đẹp hơn so với gỗ xoan đào tự nhiên bởi được ghép với những miếng gỗ mỏng và không bị sâu mắt nên thẳng và đều nhau. Loại veneer này cũng có khả năng chống mối mọt, cong vênh dưới tác động của thời tiết. Bên cạnh đó veneer xoan đào cũng có mức giá hợp lý so với những loại gỗ khác nên có thể nói đây là sự lựa chọn mà gia chủ có thể ưu tiên lựa chọn cho công trình của mình.
Veneer tần bì
Gỗ Veneer tần bì có đặc tính mềm, dễ dàng thi công sản xuất. Bên cạnh đó chất liệu này có thể chịu được các tác động của thời tiết đảm bảo không bị co giãn hoặc cong vênh. màu sắc của Veneer tần bì sẽ có tông màu khá nhạt hoặc có màu trắng. Họa tiết vân gỗ thẳng hoặc mặt gỗ thô đều nhau.
Giá thành của chất liệu này cũng khá hợp lý so với các dòng Veneer khác, đặc biệt gỗ tần bì có mùi hương dễ chịu và thư giãn. Gỗ tần bì khi đến độ tuổi nhất định sẽ có mùi hương cuốn hút vô cùng.
Bề mặt gỗ Veneer có đặc điểm gì? Ưu và nhược điểm
Bề mặt gỗ Veneer hội tụ đặc điểm của cả gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Với bề mặt gỗ mang vẻ đẹp và màu sắc tự nhiên của vân gỗ. Cốt gỗ là gỗ công nghiệp và mang đặc điểm của gỗ công nghiệp có đặc điểm dễ gia công và có ưu điểm chống nước cong vênh và có độ bền cao.
Tuy nhiên nếu so sánh với gỗ tự nhiên thì gỗ veneer sẽ có độ cứng và độ bền không bằng. Tuy nhiên, lõi gỗ công nghiệp này được chuyên gia đánh giá cao bởi cốt gỗ có cấu tạo tốt, đáp ứng được nhu cầu đa dạng sử dụng của khách hàng trong phân khúc giá thành vừa phải.
Ưu điểm gỗ Veneer
Gỗ Veneer có tính thẩm mỹ cao bởi bề mặt Veneer được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên, do đó có đường vân và màu gỗ ắc nét. Đánh giá khách quan về tính thẩm mỹ thì vẻ ngoài không thua kém gì so với chất liệu gỗ tự nhiên. Bảng màu lựa chọn của gỗ veneer cũng đa dạng nên có đa dạng mẫu mã khác nhau cho khách hàng lựa chọn.
Về giá thành thì gỗ Veneer có giá rẻ hơn so với gỗ tự nhiên nên phù hợp với khách hàng có ngân sách khiêm tốn. Đặc biệt với những người yêu thích vẻ đẹp với họa tiết đường vân gỗ tự nhiên của gỗ óc chó, tần bì,... thì chất liệu veneer là giải pháp hoàn hảo để mang lại sản phẩm có tính thẩm mỹ tương đương cùng mức giá thành hợp lý.
Ngoài ra, chất liệu này được thiết kế có nhiều hình dáng và mẫu mã khác nhau bởi đặc tính Veneer mỏng hơn so với chất liệu gỗ đặc, vậy nên cho phép thiết kế và sắp xếp các miếng gỗ linh hoạt hơn mà gỗ tự nhiên không thể làm được.
Nội thất gỗ Veneer có chất lượng tốt và ổn định. Bởi do trong quá trình sản xuất ván được lạng dán vào một lớp nền gỗ ổn định. Do đó, bề mặt không bị cong vênh hoặc nứt nẻ đồng thời có khả năng chống ẩm mốc tốt.
Nhược điểm gỗ Veneer
So với chất liệu gỗ tự nhiên gỗ Veneer có nhược điểm chống thấm nước và chống xước kém hơn. Mặc dù trong quá trình gia được xử lý kỹ lưỡng nhưng với đặc tính mỏng trên bề mặt gỗ công nghiệp nên dễ bị thấm nước nếu tiếp xúc trong bề mặt ẩm ướt lâu ngày.
Thực chất bề mặt Veneer là một lớp lạng mỏng từ chất liệu tự nhiên nên trong quá trình sử nên hạn chế tác động lực mạnh và các vật nhọn gây trầy xước trong quá trình sử dụng.
Vậy nên với sản phẩm tủ bếp sử dụng chất liệu này để bảo quản sản phẩm tốt nhất trong quá trình sử dụng nên chú ý lau khô bề mặt thường xuyên để đảm bảo không bị thấm nước gây ẩm mốc, bong tróc trong quá trình sử dụng.
Các khuyết tật phổ biến trên bề mặt gỗ Veneer
Khuyết tật tự nhiên
Đây là khuyết tật tự nội tại bên trong cấu tạo của gỗ xảy ra các tình trạng bất thường với tác động của hoàn cảnh tự nhiên: thời tiết, môi trường đất, ánh sáng hoặc từ chính đặc tính di truyền của cây, hoặc dưới sự tác động của cả môi trường bên trong và bên ngoài.
Biểu hiện nổi bật của tình trạng đó là: thớ nghiêng, thớ xoắn, thớ chun, gỗ giác bên trong, lệch tâm và u tích nhựa hoặc hình dạng bên ngoài của thân cây như thân cong, thót nhọn, bạnh vè và thân dẹt,...
Khuyết tật do nhành cánh
Mắt sống
Mắt sống hay còn được biết đến tên gọi khác là mắt lành xuất hiện khi cắt bỏ phần cành nhánh còn sống tách khỏi cây. Lúc này nhựa cây tiết ra đọng lại tại đây làm mắt sống đậm màu hơn và có độ gồ ghề nhô lên gây khó khăn khi cưa xẻ. Tuy nhiên, với một số loại gỗ, mắt sống trên bề mặt veneer sau khi bóc lạng sẽ mang lại thẩm mỹ không được đẹp mắt.
Mắt chết
Đây là dấu vết cành cây đã chết và gãy rụng khi cây còn sống. Lớp gỗ tại khu vực này tiếp tục được sinh trưởng và kết cấu gỗ vẫn được giữ nguyên vẹn, nhưng không khỏe mạnh như trước và tạo nên những đường gấp khúc co rú khác biệt.
Mắt mục
Đối với những cây khỏe nhưng xung quanh trong mắt lại mục nát. Phần gỗ trong mắt thường bị mềm và tơi bở từng phần hoặc hoàn toàn không giữ được như cấu tạo ban đầu. Do đó các vết mục thường tạo ra các lỗ thủng trên tấm ván bóc.
Khuyết tật do kết cấu gỗ
Thớ xiên (Thớ vặn)
Do cấu tạo bất thường của thơ gỗ khiến cho các vân gỗ bị xiên lệch và mức độ xiên sẽ giảm dần ở thớ gỗ từ ngoài vào trong.
Vết tủy
Khuyết tật này thường xảy ra khi gỗ bị côn trùng gây hại và tổ chức tế bào mô mềm phải hàn gắn vết thương đó. Ở mặt cắt ngang của gỗ vết tủy thường có hình trăng khuyết và nằm theo chiều tiếp tuyến có chiều dài 1.5 đến 3mm.
Lệch tâm
Đây là hiện tượng vòng sinh trưởng rộng hẹp không đều ở hai phía đối xứng qua tâm. Và gỗ lệch tâm thường có trọng lượng lớn và có phía vòng sinh trưởng hẹp và ảnh hưởng đến độ co rút và cong vênh của gỗ.
Chất tích tụ bất thường
Vết nhựa: vết khuyết tật này do vùng gỗ tổn thương hoặc bị chết nhưng không tác hoàn toàn khỏi thân và bị nhiễm nhiều nhựa gây ra. Vết nhựa thường nằm chen giữa và làm đứt đoạn các vòng sinh trưởng của cây, tạo ra những vệt màu sẫm hơn so với màu gỗ vốn có.
Khuyết tật do nấm, mọt hại gỗ
Cây gỗ đang sinh trưởng hoặc mới được thu hoạch chứa nhiều chất dinh dưỡng, đây là thức ăn lý tưởng của các loài sâu hại, chúng sẽ liên tục đục khoét gỗ để trú ẩn và tìm kiếm thức ăn từ đó gây ra các khuyết tật bên trong thân gỗ. Vì thế các thân gỗ sau khi đốn hạ thường được xử lý qua hóa chất để ngăn chặn và ức chế sinh sôi của sâu mọt.
Vết biến màu
Tất cả các loại nấm phá hoại có trong gỗ trong giai đoạn đầu đều làm gỗ biến màu, khi nấm mốc tiếp tục phát triển những phần này sẽ dần chuyển sang mục nát. Vết biến màu trên bề mặt veneer bóc ra thường có mảng màu nhiều hình thù và màu sắc khác nhau.
Vết mục
Đây là khuyết tật được hình thành từ vết biến màu khi nấm, sâu đã sinh sôi đến một giai đoạn nhất định. Dù đều khiến phần gỗ mục nát và tạo ra lỗ thủng trên mặt ván bóc, vết mục do sâu bọ gây ra và mắt mục từ cành nhánh vẫn có những đặc điểm khác biệt cần nắm rõ để phân cấp bề mặt chính xác hơn.
Lỗ mọt
Đây là lỗ tròn nhỏ do quá trình sâu, mọt đục khoét tạo ra có thể phát hiện ngay từ những lớp gỗ đầu tiên hoặc đến phần lõi gỗ mới có biểu hiện. Đường kính và mật đỗ lỗ trên diện tích ván là một trong những tiêu chí quan trọng để xác định phẩm chất bề mặt veneer gỗ.
Khuyết tật do nứt nẻ, thương tật
Tình trạng nứt nẻ trên thân gỗ tròn phần lớn do tác động bởi nhiệt độ và thời gian làm gỗ co ngót không được đồng đều. Trong gỗ tròn và gỗ xẻ vết nứt thường có dạng: nứt xuyên tâm, nứt tiếp tuyến, nứt do gỗ khô,... Tùy thuộc vào chiều rộng và chiều sâu thì các vết nứt sẽ có tên gọi cụ thể khác nhau để phân cấp bề mặt.
Những thương tật này là khuyết điểm do vết thương bị tác động bên ngoài và không phải là yếu tố tự nhiên như hỏa hoạn, ký sinh trùng hoặc tác động mạnh như dao rìu gây ra. Một số thương tật thường gặp trên gỗ tự nhiên như: rách vỏ, vết chém, vết đẽo, lớp gỗ chết trong thân,...
Khuyết tật do kỹ thuật bóc ván
Trong quá trình thu hoạch hoặc sản xuất như xử lý, bóc lạng cũng rất dễ gây ra nhiều tác động đến bề mặt do kỹ thuật của người thực hiện hoặc do độ kém chính xác của máy móc.
Vết dao: có thể là các vết hằn hoặc xước trên bề mặt gỗ xuất hiện do dáo bóc bị cùn hoặc mẻ. Các vết hằn này khiến bề mặt veneer bị lõm nhẹ, không đảm bảo tiêu chí phẳng mịn. Thường với ván bóc cấp I, II sẽ không có khuyết điểm này.
Lượn sóng: Đây là hiện tượng bề mặt gỗ lạng bị nhấp nhô và độ dày không đồng đều tạo nên những phần lượn sóng lên xuống. Đây là khuyết điểm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tấm veneer thành phẩm cũng như trong quá trình chế tạo ván ép veneer.
BKG Home - đơn vị cung cấp gỗ veneer uy tín hàng đầu
BKG Home luôn đặt mục tiêu hoàn thiện chất lượng chỉn chu nhất trong từng sản phẩm. Do đó mỗi sản phẩm khi đưa đến tay khách hàng đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cà an toàn với sức khỏe người dùng. Với kinh nghiệm gần 10 năm chuyên sản xuất nội thất xuất khẩu, BKG Home nhận được những đánh giá tích cực từ khách hàng quốc tế. Vậy tại sao BKG Home lại được khách hàng tin tưởng đến vậy?
Khả năng chịu lực, chịu nhiệt, chống ẩm tốt
Trong quá trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ, kết hợp với việc sử dụng keo chuyên dụng tạo nên liên kết chắc chắn cho tấm ván. Sản phẩm được ứng dụng sử dụng nhiều trong các sản phẩm có khả năng chịu lực cao như: giường, tủ, kệ,... cấu trúc của tấm ván vẫn giữ nguyên được sự ổn định. Đây là ưu điểm tạo nên ưu thế của Veneer so với các loại gỗ khác dễ bị biến dạng sau khi chịu sức nặng.
Hạn chế mối mọt, co ngót, cong vênh
Gỗ tự nhiên trong quá trình sử dụng thường xảy ra hiện tượng ẩm mốc, mối mọt ở trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, với sản phẩm gỗ Veneer trong quá trình sản xuất đã được xử lý kỹ càng, hạn chế tối đa tình trạng hư hỏng do các tác nhân gây hại từ môi trường. Vậy nên các sản phẩm nội thất ứng dụng gỗ Veneer sẽ có tuổi thọ cao, và có thể thường xuyên tiếp xúc với nước ở khu vực bếp, nhà tắm.
Giữ nguyên màu sắc, vân gỗ sắc nét của gỗ tự nhiên
Gỗ Veneer kế thừa toàn bộ vẻ đẹp, màu sắc và đường vân gỗ tự nhiên. Bên cạnh đó, bề mặt của tấm ván còn được phủ 1 lớp acrylic, UV… có tác dụng giúp cho ván có bề mặt sáng bóng, hạn chế tình trạng trầy xước và dễ dàng vệ sinh.
Bên cạnh đó, ván veneer có mức giá hợp lý, do đó người tiêu dùng có thể sở hữu sản phẩm bởi tính thẩm mỹ và ưu điểm vượt trội không kém cạnh so với chất liệu gỗ tự nhiên. Ngoài ra, chất liệu có thể uốn cong, tạo ra những sản phẩm có đường cong mềm mại, giảm được tình trạng cứng vốn có của vật liệu gỗ tự nhiên. Nhờ đó, mà chất liệu có thể thuyết phục và làm hài lòng cả những vị khách khó tính.
Dễ dàng thi công, vận chuyển
Trong quá trình sản xuất, Veneer được sấy khô và giảm độ ẩm xuống mức lý tưởng nên khiến cho thành phẩm có ưu điểm trọng lượng nhẹ. Nhờ vậy, mà việc vận chuyển các sản phẩm từ Veneer rất dễ dàng và thuận tiện.
Với đặc tính tương thích với nhiều loại máy móc, bám vít tốt do nên việc thi công lắp đặt những sản phẩm từ ván ép Veneer luôn tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.
Sử dụng chất liệu E0 an toàn với sức khỏe người dùng
Trong quá trình sản xuất, BKG Home sử dụng keo E0 với nồng độ phát thải Formaldehyde <0.07ppm, đảm bảo không có mùi an toàn tuyệt đối với sức khỏe người dùng. Vậy nên trong quá trình sử dụng, người tiêu dùng có thể yên tâm về độ an toàn của sản phẩm.
Thân thiện với môi trường
Sử dụng nguồn gỗ từ rừng trồng tự nhiên nên không ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên. Đặc biệt trong quá trình sản xuất cũng dựa trên tiêu chuẩn CARB P2 và TSCA Title VI, nên được kiểm soát chặt chẽ lượng phát thải Formaldehyde ra môi trường.
Tại BKG Home, chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm gỗ Veneer sản xuất trực tiếp tại nhà máy Việt Nam, quy trình chặt chẽ, đảm bảo quy định về nguồn gốc thân thiện môi trường, an toàn với sức khỏe người dùng. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu mua sản phẩm đừng ngần ngại nhấc máy lên và gọi 02462598766 hoặc để lại số điện thoại đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi sẽ liên hệ ngay với bạn.
Các tin tức khác
14/09/2023 1141
Báo giá thiết kế thi công chung cư trọn gói giá xưởng, tốt nhất 2023
Xây dựng kiến trúc mang đến sự hài hòa thì thi công nội thất chính nhân tố hoàn thiện vẻ đẹp của căn hộ. BKG Home tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp đồng bộ, trọn gói quy trình khép kín mỗi công trình từ khâu tư vấn - thiết kế – sản xuất đến thi công nội thất.
12/09/2024 111
Phân loại các loại ván ép plywood xuất khẩu hiện nay
Ván ép plywood là vật liệu xây dựng phổ biến được sử dụng phổ biến trong ngành nội thất. Cùng BKG Home phân loại các ván ép plywood xuất khẩu hiện nay.
09/09/2024 53
Nội thất bền vững là gì? Xu hướng sử dụng nội thất bền vững hiện nay.
Xu hướng sử dụng nội thất bền vững được các kiến trúc sư và những thương hiệu hàng đầu Châu Âu theo đuổi bởi những tác động tích cực đến môi trường đồng thời mang lại lợi ích cho sức khỏe của người sử dụng. Cùng tìm hiểu nội thất bền vững là gì và tầm quan trọng của nó đối với tương lai.
30/08/2024 69
Tiêu chuẩn CARB P2 trong gỗ công nghiệp là gì?
Tiêu chuẩn CARB P2 là chứng chỉ đo lường và kiểm soát nồng độ phát thải Formaldehyde. Cùng BKG Home tìm hiểu rõ hơn về chứng chỉ này là gì và có vai trò quan trọng ra sao?
26/08/2024 91
Phủ Melamine là gì? Cách phủ Melamine như thế nào? Đánh giá ưu và nhược điểm của ván Melamine
Lớp phủ melamine là phương pháp sử dụng nguyên liệu Melamine trộn với keo sau đó nhúng lên bề mặt có ưu điểm giúp tăng cường độ bền, chống thấm và chống trầy xước. Cùng BKG Home tìm hiểu về phủ Melamine là gì?
19/08/2024 53
Đánh giá ưu nhược điểm và ứng dụng của gỗ veneer thực tế hiện nay
Gỗ veneer hay còn gọi là tấm veneer được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất nội thất. Vật liệu này sở hữu nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội, vậy ưu và nhược điểm của gỗ veneer này như thế nào, ứng dụng ra sao?
15/08/2024 56
9 loại gỗ tự nhiên được ưa chuộng sử dụng nội thất
Gỗ tự nhiên với ưu điểm tính thẩm mỹ cao, độ bền vượt trội trở thành vật liệu nội thất được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng lựa chọn. Cùng BKG Home tìm hiểu top 9 loại gỗ tự nhiên được sử dụng phổ biến hiện nay.
12/08/2024 76
Tìm hiểu gỗ công nghiệp loại nào tốt và các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay
Gỗ công nghiệp là loại gỗ được được sản xuất theo quy trình công nghiệp với thành phần chính là vụn gỗ, bột gỗ, dăm gỗ… Vậy hiện nay trên thị trường có những loại gỗ công nghiệp nào và loại nào được yêu thích nhất.
08/08/2024 165
Tìm hiểu về đặc điểm và ứng dụng của gỗ keo (gỗ acacia)
Gỗ keo hay còn gọi là gỗ acacia, gỗ tràm - là loại gỗ được trồng phổ biến ở Việt Nam. Loại gỗ này được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất nội thất, cùng BKG Home tìm hiểu về đặc điểm và ứng dụng của gỗ keo.
07/08/2024 81
Gỗ sơn PU là gì? Quy trình sản xuất gỗ phủ sơn PU như thế nào?
Gỗ sơn PU được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất nội thất bởi nhiều ưu điểm: tính thẩm mỹ cao, khả năng chống trầy xước và kháng ẩm tốt. Cùng BKG Home tìm hiểu chi tiết hơn về gỗ sơn PU và quy trình sản xuất cụ thể như thế nào?