Gỗ ghép thanh là gì? Tìm hiểu từ A-Z và ứng dụng của gỗ ghép thanh
Ngày đăng : 02/07/2024
Gỗ ghép thanh là một loại vật liệu xây dựng được sản xuất từ việc ghép nhiều thanh gỗ nhỏ lại với nhau để tạo thành các tấm gỗ lớn hơn và có độ bền cao hơn so với các loại gỗ thông thường. Nhờ các mối nối chắc chắn cùng keo dán, lực ép tạo thành tấm ván thành phẩm ổn định và chắc chắn. Cùng BKG Home tìm hiểu chi tiết gỗ ghép thanh là gì và các ứng dụng của vật liệu này.
Gỗ ghép thanh là gì và nguồn gốc của gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh còn được gọi là gỗ ghép hoặc ván ghép thanh, đây là loại gỗ công nghiệp được tạo nên từ việc kết hợp với các mảnh gỗ nhỏ lại với nhau thông qua các mối ghép. Các mối ghép được làm dưới dạng răng lược hoặc hình chữ “V” giống như các ngón tay đan lại với nhau để tạo ra sự kết nối chắc chắn và bền vững.
Nguồn gốc của gỗ ghép thanh
Phương pháp ghép gỗ tạo nên tấm ván lớn hơn được xuất hiện từ thời kỳ cổ đại. Người Ai Cập đã sử dụng các kỹ thuật ghép gỗ để tạo nên các tấm ván có kích thước lớn từ các mảnh gỗ nhỏ để phục vụ cho việc xây dựng và sản xuất nội thất. Ở Châu Âu thời Trung cổ, kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp lớn đặc biệt là ngành đóng tàu và xây dựng các công trình kiến trúc.
Đến thế kỷ 20, công nghệ ghép gỗ phát triển mạnh mẽ nhờ sự tiến bộ của các công nghệ dán keo và máy ép nhiệt. Nhờ đó mà tấm ván đảm bảo đực ghép nối chính xác và chắc chắn hơn. Gỗ ghép thanh trở thành vật liệu phổ biến trong ngành công nghiệp xây dựng hoặc sản xuất đồ nội thất và các sản phẩm gỗ công nghiệp khác.
Thành phần cấu tạo của ván ghép thanh
-
Thanh gỗ: Những thanh gỗ được xẻ từ thân gỗ hoặc các thành phần gỗ tái chế thành các kích thước đồng đều. Hiện nay các loại gỗ ghép thanh phổ biến được sử dụng như: gỗ thông ghép, gỗ keo ghép thanh, gỗ ghép cao su,...
-
Keo dán: Đây là thành phần quan trọng giúp các mối nối đảm bảo chắc chắn và bền vững hơn. Các loại keo phổ biến thường thấy như: PVA, UF, MUF hoặc PUR…
-
Các mối ghép: Các mối nối ghép được tạo trực tiếp ở phần cạnh của các thanh gỗ. trong đó có có 3 mối ghép phổ biến là mối ghép răng lược, mối ghép chữ V và mối ghép ngang, dọc.
-
Lớp phủ bảo vệ: Để tăng cường độ bền, chắc chắn và tính thẩm mỹ của sản phẩm, một số ván ghép được phủ bên các lớp phủ bề mặt bảo vệ.
-
Các phụ gia khác: Các chất phụ gia có tác dụng cải thiện chất lượng sản phẩm như chống mối mọt, ẩm mốc, chất tạo màu… cũng có thể được thêm vào trong quá trình sản xuất gỗ ghép thanh.
Kích thước ván gỗ ghép tiêu chuẩn
Ván ghép gỗ có kích thước 1m2, 2m4 hiện nay là kích thước tiêu chuẩn và sử dụng phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó để đảm bảo tính đa dụng và đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người dùng, gỗ ghép thanh cần được sản xuất với các kích thước sau:
-
Chiều dài: dao động từ 1200mm đến 3000mm
-
Chiều rộng: từ 600mm đến 1220mm
Quy trình sản xuất gỗ ghép thanh
Chuẩn bị nguyên liệu: chọn và xẻ gỗ thành các thanh nhỏ
-
Sấy khô gỗ: Đảm bảo độ ẩm phù hợp cho các mảnh gỗ nhỏ
-
Tạo mối ghép: Gia công các đầu gỗ thành hình răng lược hoặc hình chữ V
-
Ghép thanh: sử dụng keo dán và máy ép để kết nối các mảnh gỗ
-
Hoàn thiện: mài nhẵn, cắt theo kích thước yêu cầu và phù lớp bảo vệ
Các phương pháp ghép gỗ phổ biến
Có một số mối ghép phổ biến như sau:
-
Mối ghép răng lược: đây là mối ghép cho hình dạng như các ngón tay đan vào nhau tạo nên kết nối vững chắc và phân phối lực đồng đều
-
Mối ghép hình chữ “V”: đây là mối nối được tạo ra bằng cách gia công các đầu gỗ thành hình chữ “V” giúp các thanh gỗ được khớp lại với nhau một cách chính xác.
-
Mối ghép dọc và ngang: các thanh gỗ có thể được ghép theo chiều dọc hoặc chiều ngang tùy thuộc vào thiết kế và yêu cầu của thành phẩm cuối cùng.
Tiêu chuẩn phân loại và bảng giá gỗ ghép thanh
Phân loại gỗ ghép theo chất lượng bề mặt
Gỗ ghép thanh được tạo nên từ những mảnh gỗ tự nhiên, vì thế thực tế hai bề mặt ván vẫn tồn tại những khuyết điểm phổ biến của gỗ. Những khuyết điểm, điểm lõi này sẽ dựa theo kích thước và màu sắc để các định phân loại của ván. Vậy nên, bề mặt ván ghép được chia thành bốn loại cơ bản: A, B và C.
-
Mặt A: sở hữu vẻ đẹp gần như tuyệt đối, có màu sắc sáng, đồng đều và số lượng lỗi cũng được quy định nghiêm ngặt. Đặc biệt mặt A chỉ chấp nhận khuyết điểm mắt sống gỗ trên bề mặt với số lượng tối đa 3 mắt/m2.
-
Mặt B: Bề mặt ván ghép B cũng được đánh giá tốt so với số lượng khuyết điểm giới hạn 3 mắt/m2. Tuy nhiên, mặt B sẽ cho cho phép các loại mắt chết có kích thước nhỏ.
-
Mặt C: Ván loại C không giới hạn số lượng mắt sống và chết, có ngoại hình không đẹp nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng bề mặt.
Hiện nay dựa vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà người tiêu dùng có thể lựa chọn phân loại ván phù hợp với ngân sách dự án. Theo đó, các loại ván có 2 mắt đẹp có thể ứng dụng trong các sản phẩm yêu cầu về tính thẩm mỹ. Đối với nội thất như: mặt bàn, kệ tủ… có yêu cầu một mặt đẹp thì có thể sử dụng các loại kết hợp 1 mặt đẹp. 1 mặt xấu để giảm chi phí:
-
Tiêu chuẩn AA: Hai mặt AA có ngoại hình đẹp, màu sắc tươi sáng và đường vân đồng đều, phần cạnh ván cũng được xử lý kỹ càng, chủ yếu được sản xuất xuất khẩu và nội thất cao cấp.
-
Tiêu chuẩn AB: Có mặt A đẹp, không mắt chết và một mặt B có mắt sống và mắt chết nhưng có giới hạn kích thước không quá 5cm.
-
Tiêu chuẩn AC: đây là tiêu chuẩn có mặt A đẹp đều và mặt C có nhiều khuyết điểm, được dùng trong sản xuất nội thất khuất 1 mặt.
-
Tiêu chuẩn BC: đây là tiêu chuẩn gồm mặt B và mặt C dành cho những ứng dụng không yêu cầu cao về tính thẩm mỹ.
-
Tiêu chuẩn CC: đây là tiêu chuẩn có bề mặt kém thẩm mỹ và giá rẻ phù hợp ứng dụng làm thùng hàng, lót sàn… và thường không được ứng dụng làm nội thất.
Xem thêm:
- Tiêu chuẩn sản xuất ván ép Plywood là gì và những câu hỏi thường gặp
- Bề mặt gỗ veneer là gì? Những thông tin quan trọng về gỗ Veneer
Ứng dụng ván ghép thanh
Với những ưu điểm vượt trội về độ bền không thua kém so với chất liệu gỗ tự nhiên với mức giá tương đối tốt, gỗ ghép thanh trở thành vật liệu phổ biến với nhiều ứng dụng nổi bật. Ứng dụng nổi bật của ván ghép thanh là sản xuất nội thất, vách ngăn, sàn gỗ, cầu thang và khung cửa, pallet, đồ thủ công mỹ nghệ,...
Hiện nay, ván ghép thanh được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ vào những đặc tính ưu việt của nó như độ bền cao, tính thẩm mỹ và sự linh hoạt trong thiết kế. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của ván ghép thanh:
-
Xây dựng và kiến trúc: Ván ghép thanh được sử dụng để làm cốt lõi cho các cửa sổ, cửa ra vào, cánh cửa, và cả trong xây dựng các kết cấu khung như cột và dầm. Với khả năng chịu lực tốt, nó đảm bảo tính bền vững và độ ổn định của công trình.
-
Nội thất: Ván ghép thanh thường được sử dụng để làm các thành phần nội thất như bàn ghế, kệ sách, tủ và giường ngủ. Điều này là do tính chất cơ học và thẩm mỹ cao của ván ghép thanh, giúp sản phẩm nội thất có độ bền cao và thiết kế đẹp mắt.
-
Đồ gỗ ngoài trời: Ván ghép thanh có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt, do đó thường được sử dụng để làm các đồ ngoài trời như bàn ghế, sàn thao tác, hoặc các kết cấu trang trí trong không gian xanh.
-
Sàn gỗ: Ván ghép thanh cũng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sàn gỗ. Đặc tính bề mặt phẳng và độ bền cao của nó làm cho nó trở thành lựa chọn phổ biến cho việc lát sàn trong các công trình dân dụng và thương mại.
-
Các sản phẩm chuyên dụng khác: Ngoài các ứng dụng trên, ván ghép thanh còn được sử dụng trong sản xuất đồ chơi gỗ, các khu vui chơi, cầu cảng, và các ứng dụng đặc biệt khác đòi hỏi tính năng chịu lực và độ bền cao.
Tóm lại, ván ghép thanh không chỉ là vật liệu xây dựng phổ biến mà còn là lựa chọn ưu việt cho nhiều ứng dụng khác nhau nhờ vào tính linh hoạt, độ bền và tính thẩm mỹ mà nó mang lại.
Gỗ ghép thanh là một vật liệu sáng tạo và hiệu quả trong ngành công nghiệp gỗ, giúp tối ưu việc sử dụng tài nguyên gỗ và đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Mong rằng với những thông tin hữu ích trên đây BKG Home giúp bạn hiểu rõ hơn về vật liệu này. Nếu bạn cần tư vấn đừng ngần ngại nhấc máy lên và gọi 02462.598.766 hoặc để lại số điện thoại đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi sẽ liên hệ ngay với bạn.
Các tin tức khác
14/09/2023 1141
Báo giá thiết kế thi công chung cư trọn gói giá xưởng, tốt nhất 2023
Xây dựng kiến trúc mang đến sự hài hòa thì thi công nội thất chính nhân tố hoàn thiện vẻ đẹp của căn hộ. BKG Home tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp đồng bộ, trọn gói quy trình khép kín mỗi công trình từ khâu tư vấn - thiết kế – sản xuất đến thi công nội thất.
12/09/2024 111
Phân loại các loại ván ép plywood xuất khẩu hiện nay
Ván ép plywood là vật liệu xây dựng phổ biến được sử dụng phổ biến trong ngành nội thất. Cùng BKG Home phân loại các ván ép plywood xuất khẩu hiện nay.
09/09/2024 53
Nội thất bền vững là gì? Xu hướng sử dụng nội thất bền vững hiện nay.
Xu hướng sử dụng nội thất bền vững được các kiến trúc sư và những thương hiệu hàng đầu Châu Âu theo đuổi bởi những tác động tích cực đến môi trường đồng thời mang lại lợi ích cho sức khỏe của người sử dụng. Cùng tìm hiểu nội thất bền vững là gì và tầm quan trọng của nó đối với tương lai.
30/08/2024 69
Tiêu chuẩn CARB P2 trong gỗ công nghiệp là gì?
Tiêu chuẩn CARB P2 là chứng chỉ đo lường và kiểm soát nồng độ phát thải Formaldehyde. Cùng BKG Home tìm hiểu rõ hơn về chứng chỉ này là gì và có vai trò quan trọng ra sao?
26/08/2024 91
Phủ Melamine là gì? Cách phủ Melamine như thế nào? Đánh giá ưu và nhược điểm của ván Melamine
Lớp phủ melamine là phương pháp sử dụng nguyên liệu Melamine trộn với keo sau đó nhúng lên bề mặt có ưu điểm giúp tăng cường độ bền, chống thấm và chống trầy xước. Cùng BKG Home tìm hiểu về phủ Melamine là gì?
19/08/2024 53
Đánh giá ưu nhược điểm và ứng dụng của gỗ veneer thực tế hiện nay
Gỗ veneer hay còn gọi là tấm veneer được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất nội thất. Vật liệu này sở hữu nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội, vậy ưu và nhược điểm của gỗ veneer này như thế nào, ứng dụng ra sao?
15/08/2024 56
9 loại gỗ tự nhiên được ưa chuộng sử dụng nội thất
Gỗ tự nhiên với ưu điểm tính thẩm mỹ cao, độ bền vượt trội trở thành vật liệu nội thất được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng lựa chọn. Cùng BKG Home tìm hiểu top 9 loại gỗ tự nhiên được sử dụng phổ biến hiện nay.
12/08/2024 76
Tìm hiểu gỗ công nghiệp loại nào tốt và các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay
Gỗ công nghiệp là loại gỗ được được sản xuất theo quy trình công nghiệp với thành phần chính là vụn gỗ, bột gỗ, dăm gỗ… Vậy hiện nay trên thị trường có những loại gỗ công nghiệp nào và loại nào được yêu thích nhất.
08/08/2024 165
Tìm hiểu về đặc điểm và ứng dụng của gỗ keo (gỗ acacia)
Gỗ keo hay còn gọi là gỗ acacia, gỗ tràm - là loại gỗ được trồng phổ biến ở Việt Nam. Loại gỗ này được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất nội thất, cùng BKG Home tìm hiểu về đặc điểm và ứng dụng của gỗ keo.
07/08/2024 81
Gỗ sơn PU là gì? Quy trình sản xuất gỗ phủ sơn PU như thế nào?
Gỗ sơn PU được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất nội thất bởi nhiều ưu điểm: tính thẩm mỹ cao, khả năng chống trầy xước và kháng ẩm tốt. Cùng BKG Home tìm hiểu chi tiết hơn về gỗ sơn PU và quy trình sản xuất cụ thể như thế nào?