Gỗ sơn PU là gì? Quy trình sản xuất gỗ phủ sơn PU như thế nào?
Ngày đăng : 07/08/2024
Gỗ sơn PU là vật liệu gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp có bề mặt được sơn phủ lớp sơn PU. Gỗ sơn PU được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất nội thất bởi nhiều ưu điểm: tính thẩm mỹ cao, khả năng chống trầy xước và kháng ẩm tốt. Cùng BKG Home tìm hiểu chi tiết hơn về gỗ sơn PU và quy trình sản xuất cụ thể như thế nào?
Gỗ sơn phủ PU là gì?
Polyurethane, hay còn gọi là sơn PU là loại sơn được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Sơn PU gồm hai dạng chính: dạng cứng và dạng bọt. Sơn PU cứng được sử dụng để làm vecni, tạo hiệu ứng đánh bóng và bảo vệ các sản phẩm nội thất như tủ, giường, bàn ghế và nhiều sản phẩm khác. Dạng sơn sơn PU bọt được sử dụng để làm đệm mút cho ghế ngồi như ghế ô tô, đệm ngủ,... Ngoài ra, dạng sơn PU bọt cũng được sử dụng để bảo vệ và đóng gói các thiết bị hoặc dụng cụ dễ vỡ.
Tóm lại, sơn PU là loại sơn được sử dụng để bảo vệ, tạo màu và làm bóng cho gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Sơn PU gồm ba thành phần chính:
-
Sơn lót: là loại sơn được sử dụng để làm mịn bề mặt và che khuyết điểm của gỗ, giúp tạo màu sơn đẹp hơn khi được phun lên sản phẩm
-
Sơn màu: tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng, sơn PU có thể được pha màu ít hoặc nhiều để tạo độ đẹp cho sản phẩm gỗ
-
Sơn bóng: là lớp sơn cuối cùng để tạo độ bóng của bề mặt gỗ. Sơn bóng giúp gỗ luôn có vẻ đẹp như mới, không thấm nước và dễ dàng vệ sinh.
Tìm hiểu về các loại sơn PU phổ biến hiện nay
Sơn PU là sự lựa chọn hoàn hảo cho lớp phủ bảo vệ bề mặt trong nội thất. Một số loại sơn PU nổi bật được sử dụng:
Sơn 1K
Sơn PU 1K là loại sơn chất lượng cao được tạo từ alkyd và nhựa PU. Đặc tính của loại sơn này có ưu điểm bám dính tốt trên đa dạng loại bề mặt khác nhau trong và ngoài trời. Sơn PU 1K thường được sử dụng để sơn các bề mặt gỗ, gốm sứ và kim loại. Điểm nổi bật của loại sơn này bao gồm:
-
Bám dính tối ưu: Sơn PU 1K có ưu điểm giữ màu sắc bền lâu và không bị phai màu khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và các yếu tố môi trường khác.
-
Độ cứng cao: Sơn PU 1K giữ cho màu sắc lâu bền và không bị phai màu khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cùng các yếu tố môi trường khác.
-
Độ cứng cao: Sơn PU 1K có độ cứng cao tạo nên lớp bề mặt chống trầy xước và chịu được va đập
-
Chống ố vàng: Sơn PU 1K có ưu điểm chống ố vàng và giữ cho bề mặt sơn luôn sạch, đẹp
-
Chịu thời tiết tốt: Sơn PU 1K có khả năng chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nhiệt độ cao, mưa, ẩm ướt mà vẫn đảm bảo được độ bóng và chất lượng.
-
Màu sắc phong phú: Sơn PU 1K có sẵn trong nhiều tùy chọn màu sắc từ những màu sắc trung tính đến màu sắc tươi sáng tạo nên sự đa dạng và phong phú cho các dự án sơn.
-
Độ bóng cao: Sơn PU 1K tạo một lớp bề mặt có độ bóng cao, tạo nên điểm nhấn và vẻ đẹp lộng lẫy cho bề mặt sơn.
Sơn PU 1K là lớp sơn PU lý tưởng để bảo vệ, làm đẹp các bề mặt nội thất, ngoại thất với những ưu đặc điểm nổi bật trên.
Sơn Vinyl
Vinyl là một dòng sơn sở hữu những ưu điểm vượt trội với ưu điểm khô nhanh và độ bám dính cao. Đây là loại sơn được sử dụng chủ yếu trong quá trình sơn công nghiệp. Sơn Vinyl thường được áp dụng một lớp lót hoặc lớp phủ trên các bề mặt gỗ, kim loại và gốm. Trong ngành nội thất, sơn Vinyl thường được sử dụng để sơn tủ tài liệu, tủ hồ sơ. Loại sơn này có ưu điểm nổi bật sau:
-
Bám dính tốt: Sơn Vinyl có ưu điểm bám dính mạnh mẽ lên các bề mặt khác nhau nhằm đảm bảo sự kết dính chắc chắn và bền vững.
-
Màng sơn trong suốt: Sơn Vinyl tạo nên một màng sơn trong suốt, giúp lộ diện tốt những đường nét và vẻ đẹp tự nhiên của bề mặt gỗ hoặc kim loại được sơn.
-
Nhanh khô: sơn vinyl có thời gian nhanh khô nên tiết kiệm thời gian trong quá trình sơn và giữ cho bề mặt trở sử dụng nhanh chóng.
-
Dễ dàng sử dụng: Sơn Vinyl có đặc tính dễ dàng sử dụng, dễ thi công và có thể đáp dụng bằng nhiều phương pháp khác nhau như quét, phun hoặc lăn.
Vinyl là lựa chọn lý tưởng cho việc sơn các bề mặt gỗ, kim loại, gốm cùng với những ưu điểm vượt trội như: bám dính tốt, màng sơn trong suốt, thời gian khô nhanh và dễ sử dụng.
Sơn giả gỗ
Sơn giả gỗ là loại sơn chuyên dụng được sử dụng để tạo màu cho vân gỗ. Đây là loại sơn phổ biến trong ngành chế biến gỗ công nghiệp. Sơn giả gỗ thường sử dụng các chất liệu tạo màu chính như: Glaze và Satin. Cụ thể như:
-
Glaze: được sử dụng để tạo màu cho nền và tim gỗ, Glaze có thể đa dạng hệ nước hoặc hệ dầu, chất liệu này giúp tạo ra màu sắc và vẻ đẹp tự nhiên cho gỗ.
-
Stain được sử dụng để tạo màu trong suốt cho gỗ và có sẵn đa dạng các màu sắc. Stain giúp tăng cường vẻ đẹp và sự đa dạng các vân gỗ.
Sơn giả gỗ là phần quan trọng trong việc tái tạo và tạo màu sắc cho các vật liệu gỗ nhân tạo, giúp sản phẩm có về bên ngoài giống gỗ tự nhiên.
Sơn PU - 2K
Sơn PU-2K là loại sơn được sử dụng phổ biến trong ngành chế biến gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp và trong việc làm thủ công/mỹ nghệ. Đây là loại sơn gồm hai thành phần tổng hợp, mang đến nhiều tính năng mặt trội. Sơn PU-2K có những ưu điểm nổi bật đáng chú ý:
-
Độ bám dính bề mặt cao: Sơn PU 2K có ưu điểm bám dính tốt trên mọi loại bề mặt gỗ, đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ và bền vững.
-
Bền với va đập: với độ cứng cao, sơn PU-2K có sẵn nhiều tùy chọn màu sắc từ các tông màu tự nhiên đến các gam màu sáng và tươi đảm bảo mang đến nhiều lựa chọn phong phú cho các sản phẩm gỗ.
-
Độ cứng cao: Sơn PU-2K tạo nên bề mặt cứng và chắc chắn giúp bảo vệ gỗ khỏi các tác động bên ngoài và giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
-
Độ bền uốn tốt: Sơn PU-2K có khả năng chịu được các tác động uốn cong đồng thời duy trì tính năng bảo vệ và độ bền của bề mặt gỗ.
Sơn PU-2K là lựa chọn phổ biến trong ngành công nghiệp gỗ, giữ cho bề mặt luôn đẹp đồng thời tăng cường tuổi thọ cho sản phẩm.
Quy trình sơn PU trên đồ nội thất gỗ
Sơn PU là phương pháp thay thế cho việc đánh bóng vecni truyền thống. Với khả năng giữ cho bề mặt gỗ trở nên bóng hơn và đẹp hơn, sơn PU mang đến những đặc điểm nổi bật sản phẩm. Tuy nhiên, để đạt được những đặc tính ưu việt này, cách pha màu sơn và quy trình sơn PU của thợ sơn cũng đóng vai trò quan trọng.
Công thức pha nước sơn PU
Để đảm bảo được màu sơn đẹp và bóng, các thợ sơn đồ gỗ nội thất sẽ được pha theo tỷ lệ như sau:
-
Pha sơn lót: sử dụng 2 phần sơn lót, 1 phần sơn cứng và 3 phần xăng
-
Pha màu: sử dụng 1 phần sơn cứng, 5 phần căng và tinh màu (điều chỉnh lượng tinh màu để đạt được màu sắc phù hợp)
-
Pha bóng: sử dụng 2 phần sơn bóng, 1 phần sơn cứng và xăng (điều chỉnh lượng xăng để đặt được độ bóng như mong muốn)
Quy trình sơn PU
Tùy thuộc vào từng đơn vị sản xuất, quy trình sơn PU cho nội thất gỗ có thể có những khác biệt nhất định. Tuy nhiên, dưới đây là một quy trình phổ biến để phủ sơn PU cho nội thất gỗ.
Bước 1: Chà nhám và xử lý bề mặt
Sau khi làm sạch bề mặt gỗ, sẽ chà nhám bằng giấy nhám P240. Tùy theo yêu cầu của mẫu sơn và sự lựa chọn của đơn vị có thể quyết định sử dụng bột bả để tạo hiệu ứng sơn bóng hoặc để lộ vẻ đẹp tự nhiên của gỗ. Đa số các sản phẩm gỗ sơn PU thường được lựa chọn sơn bóng để làm bề mặt. Khi áp dụng bột bả, cần lưu ý mẫu sơn để có đường vân gỗ hay không. Trong trường hợp sử dụng bột bả có màu nâu hoặc đen để lấp đầy các vết xước và khiếm khuyết trên bề mặt gỗ.
Bước 2: Sơn lót lần 1
Quá trình sơn lót đầu tiên sử dụng một lớp sơn không màu với tỷ lệ pha sơn là 2 phần sơn lót: 1 phần sơn cứng : 3 phần xăng. Đơn vị sản xuất có thể điều chỉnh tỷ lệ của các chất phụ gia khác để đáp ứng yêu cầu về tốc độ bay hơi của sơn. Trong thời tiết nắng nóng, sơn có thể bay hơi nhanh, dẫn đến việc xuất hiện bọt khí hoặc màu tím trên bề mặt. Với những vết tim gỗ nhỏ chỉ cần sơn lót một lớp duy nhất. Quá trình này được thực hiện bằng sử dụng súng sơn hiện đại.
Bước 3: Chà nhám và phun lót lần 2
Bề mặt gỗ tiếp tục được chà nhám bằng giấy P320. Sơn lót lần 2 được thực hiện nhằm tăng cường độ mịn cho bề mặt gỗ và cải thiện tính thẩm mỹ. Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm gỗ sơn PU, các đơn vị nên áp dụng bước sơn lót lần 2. Với bước này sẽ tăng tuổi thọ của sản phẩm, cải thiện chất lượng và độ hấp dẫn của thẩm mỹ.
Bước 4: Phun màu
Quá trình phun màu sẽ được thực hiện hai lần nên việc pha màu được thực hiện bởi những thợ sơn có kinh nghiệm. Lần đầu sơn nên được phun khoảng 90% mẫu màu yêu cầu. Sau đó sẽ tiến hành lặp lại để hoàn thiện 100% mẫu màu. Trong lần thứ 2, thợ sơn cần tập trung sơn đậm hơn ở những vị trí thiếu màu. Quá trình sơn màu quyết định toàn bộ quy trình sơn PU cho đồ gỗ. Khi tiến hành sơn cần đảm bảo làm việc trong phòng kín, đồng thời đảm bảo luồng gió lưu thông vừa phải và tránh bụi.
Bước 5: Phun bóng bề mặt
Khi lớp sơn màu đã khô thì tiếp theo bạn sẽ sơn bóng bề mặt gỗ. Trên thị trường có nhiều loại sơn bóng với độ mờ khác nhau như: mờ 10%, 20%, 50%, 70% và 100%. Lớp sơn này được sử dụng để làm cho bề mặt gỗ trở nên căng bóng hơn. Điều này không chỉ tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ mà giúp tăng cường tuổi thọ cho sản phẩm. Quá trình phủ sơn bóng cần được thực hiện trong môi trường không có bụi bẩn để đảm bảo chất lượng cuối cùng của sản phẩm.
Bước 6: Bảo quản và đóng gói
Sau khi hoàn thiện quá trình sơn, sản phẩm cần được đặt trong khu vực riêng, hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn để cho phép sơn khô. Thời gian cần thiết để sơn khô hoàn toàn từ 12-16 tiếng. KHi màng sơn ổn định, lượng dung môi bay hơi chiếm khoảng 75-90%. Nếu tốc độ bay hơi giảm điều này sẽ cải thiện khả năng chống biến trắng và tạo độ bóng cho bề mặt. Khi màng sơn khô hoàn toàn thì lượng bay hơi chỉ chiếm khoảng 10%.
Các mẹo để đạt được lớp sơn PU đẹp trên đồ gỗ
Để giữ được lớp sơn PU mịn và có màu sắc đẹp, tránh tình trạng loang lổ hoặc lợn cợn, bạn cần chú ý một số mẹo dưới đây:
Vệ sinh đồ gỗ sạch sẽ trước khi sơn
Trước khi tiến hành sơn, cần chà sạch sẽ bề mặt gỗ bằng giấy nhám để loại bỏ lớp sơn cũ, đồng thời giúp lớp sơn mới bám dính tốt hơn và tạo ra bề mặt mịn hơn. Nếu không thực hiện đúng quy trình, lớp sơn này có thể tích tụ và làm mất đi tính thẩm mỹ của sản phẩm. Sau khi chà sạch, hãy vệ sinh sạch đồ gỗ và để khô hoàn toàn trước khi tiến hành sơn.
Thi công cẩn thận lớp sơn lót
Lớp sơn lót là lớp quan trọng để tạo độ bám dính tốt trên bề mặt gỗ. Khi thực hiện nên chắc chắn sơn đều trên bề mặt và đợi cho đến khi lớp sơn khô hoàn toàn trước khi tiến hành phun lớp sơn tiếp theo.
Sử dụng kỹ thuật sơn hình vòng cung
Kỹ thuật sơn hình vòng cung sẽ giúp giữ nguyên các đường vân gỗ trên bề mặt và tránh bỏ sót các điểm góc cạnh trên đồ gỗ. Bạn nên bắt đầu phun sơn từ các cạnh của đồ gỗ, di chuyển nhanh qua khu vực giữa và dừng phun sơn khi đã đi qua phần rìa.
Xem thêm:
- Gỗ tái chế là gì? Có nên sử dụng gỗ tái chế và ứng dụng gỗ tái chế hiện nay
- Phân biệt các lớp phủ gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay
Đánh giá sự phù hợp của sơn PU đối với gỗ công nghiệp
Sơn Pu có nhiều ưu điểm khi được sử dụng trên gỗ công nghiệp:
-
Tăng độ bền: Sơn PU giúp bảo vệ gỗ công nghiệp tránh khỏi tác động của môi trường bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, hóa chất, giúp kết cấu bên trong của gỗ bền vững hơn
-
Tăng độ bóng: Sơn PU có độ bóng cao, làm cho bề mặt gỗ luôn sáng, sạch và dễ dàng lau chùi đồng thời ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và mối mọt.
-
Độ bám dính tốt: Sơn PU bám chắc bề gỗ giữ cho lớp sơn luôn vững chắc theo thời gian và không bị bong tróc hay phai màu.
-
Tăng tính thẩm mỹ: Sơn PU giúp gỗ công nghiệp chịu được tác động của thời tiết và tia cực tím, không phai màu, không bị ố vàng, đảm bảo màu sắc tươi đẹp cùng độ bóng cao.
-
Tăng tính đàn hồi và chịu lực: sơn Pu có khả năng chịu lực cao, giúp bề mặt gỗ công nghiệp chống trầy xước và các tác động ngoại lực.
-
An toàn và thân thiện với sức khỏe: sử dụng sơn PU là lựa chọn an toàn cho người sử dụng, không gây ra mùi khó chịu và không gây hại cho môi trường.
Với những đặc điểm nổi bật trên, sơn PU là lựa chọn hoàn hảo để phủ lên gỗ công nghiệp, sàn gỗ, ghế gỗ, bàn làm việc, tủ tài liệu,... đáp ứng được những yêu cầu về độ cứng, độ bền và độ bám dính cao.
Mức giá sơn PU
Sơn PU hiện nay được ứng dụng phổ biến trong ngành gia đông nội thất gỗ, gồm giường tủ, bàn ghế, cầu thang và nhiều mặt hàng khác. Sơn PU mang đến màu sắc và chất lượng cao cho các sản phẩm.
Mỗi sản phẩm sẽ có công thức sơn PU riêng, tùy thuộc vào tông màu, tính chất và độ bóng mờ yêu cầu. Điều này mang đến sự đa dạng về công thức sơn và ảnh hưởng đến chi phí của quá trình sơn PU. Vậy nên giá sơn PU của mỗi sản phẩm có thể khác nhau tùy thuộc vào từng yêu cầu cụ thể. Ngoài các yếu tố trên còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến giá cả của sơn PU, bao gồm đơn vị sản xuất, chất lượng sơn và các yếu tố khác.
Các sản phẩm của BKG Home sau khi được hoàn thiện đều sơn phủ PU nhằm tăng cường tuổi thọ sản phẩm, đảm bảo độ cứng, tính thẩm mỹ vượt trội đồng thời lớp sơn này này an toàn với sức khỏe người dùng.
Các tin tức khác
14/09/2023 1141
Báo giá thiết kế thi công chung cư trọn gói giá xưởng, tốt nhất 2023
Xây dựng kiến trúc mang đến sự hài hòa thì thi công nội thất chính nhân tố hoàn thiện vẻ đẹp của căn hộ. BKG Home tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp đồng bộ, trọn gói quy trình khép kín mỗi công trình từ khâu tư vấn - thiết kế – sản xuất đến thi công nội thất.
12/09/2024 111
Phân loại các loại ván ép plywood xuất khẩu hiện nay
Ván ép plywood là vật liệu xây dựng phổ biến được sử dụng phổ biến trong ngành nội thất. Cùng BKG Home phân loại các ván ép plywood xuất khẩu hiện nay.
09/09/2024 53
Nội thất bền vững là gì? Xu hướng sử dụng nội thất bền vững hiện nay.
Xu hướng sử dụng nội thất bền vững được các kiến trúc sư và những thương hiệu hàng đầu Châu Âu theo đuổi bởi những tác động tích cực đến môi trường đồng thời mang lại lợi ích cho sức khỏe của người sử dụng. Cùng tìm hiểu nội thất bền vững là gì và tầm quan trọng của nó đối với tương lai.
30/08/2024 69
Tiêu chuẩn CARB P2 trong gỗ công nghiệp là gì?
Tiêu chuẩn CARB P2 là chứng chỉ đo lường và kiểm soát nồng độ phát thải Formaldehyde. Cùng BKG Home tìm hiểu rõ hơn về chứng chỉ này là gì và có vai trò quan trọng ra sao?
26/08/2024 91
Phủ Melamine là gì? Cách phủ Melamine như thế nào? Đánh giá ưu và nhược điểm của ván Melamine
Lớp phủ melamine là phương pháp sử dụng nguyên liệu Melamine trộn với keo sau đó nhúng lên bề mặt có ưu điểm giúp tăng cường độ bền, chống thấm và chống trầy xước. Cùng BKG Home tìm hiểu về phủ Melamine là gì?
19/08/2024 53
Đánh giá ưu nhược điểm và ứng dụng của gỗ veneer thực tế hiện nay
Gỗ veneer hay còn gọi là tấm veneer được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất nội thất. Vật liệu này sở hữu nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội, vậy ưu và nhược điểm của gỗ veneer này như thế nào, ứng dụng ra sao?
15/08/2024 56
9 loại gỗ tự nhiên được ưa chuộng sử dụng nội thất
Gỗ tự nhiên với ưu điểm tính thẩm mỹ cao, độ bền vượt trội trở thành vật liệu nội thất được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng lựa chọn. Cùng BKG Home tìm hiểu top 9 loại gỗ tự nhiên được sử dụng phổ biến hiện nay.
12/08/2024 76
Tìm hiểu gỗ công nghiệp loại nào tốt và các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay
Gỗ công nghiệp là loại gỗ được được sản xuất theo quy trình công nghiệp với thành phần chính là vụn gỗ, bột gỗ, dăm gỗ… Vậy hiện nay trên thị trường có những loại gỗ công nghiệp nào và loại nào được yêu thích nhất.
08/08/2024 165
Tìm hiểu về đặc điểm và ứng dụng của gỗ keo (gỗ acacia)
Gỗ keo hay còn gọi là gỗ acacia, gỗ tràm - là loại gỗ được trồng phổ biến ở Việt Nam. Loại gỗ này được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất nội thất, cùng BKG Home tìm hiểu về đặc điểm và ứng dụng của gỗ keo.
06/08/2024 68
Tìm hiểu từ A-Z về gỗ tần bì (gỗ ASH) và ứng dụng của gỗ tần bì trong đời sống
Gỗ tần bì còn được gọi là gỗ ASH, là loại gỗ được nhập khẩu sử dụng rộng rãi và phổ biến tại Việt Nam. Tìm hiểu ngay về ưu điểm, ứng dụng của gỗ tần bì trong ngành sản xuất nội thất hiện nay.