Tác hại của Formaldehyde đối với sức khỏe
Ngày đăng : 20/06/2024
Formaldehyde tồn tại trong gỗ công nghiệp trở thành một mối quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng hiện nay bởi sản phẩm gỗ công nghiệp hiện nay có mặt trong mọi không gian sống của con người từ nhà ở, công ty, trường học,... Vậy thực chất tác hại của Formaldehyde sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và làm thế nào để ngăn chặn và giảm bớt? Mời bạn đọc đi cùng đi tìm lời giải đáp với BKG Home chi tiết trong bài viết dưới đây.
Formaldehyde là gì?
Formaldehyde hay còn gọi là Formol là một hợp chất hóa học quen thuộc được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hóa chất này là một anđehit đơn giản nhất và có nhiều tên gọi khác nhau như: formol, fomanđehit, methyl aldehyde, methylene oxide, metana…
Đây là một chất rất phổ biến trong môi trường tự nhiên, các nghiên cứu khoa học chứng minh cho thấy formaldehyde có nguồn gốc từ các chất hữu cơ phổ biến trong hệ mặt trời và còn rất phổ biến trong các chùm sao chổi, các tiểu hành tinh.
Trong môi trường tự nhiên: Formaldehyde có thể tìm thấy trong nhiều loại trái cây, khói động cơ, khói thuốc lá, xăng,...
Trong nhân tạo: Formaldehyde có thể tìm thấy trong sơn, dầu bóng, gỗ ép, keo, vải, các chất chất cháy, các chất bảo quản và chất cách ly,...
Có phải Formaldehyde hoàn toàn có hại?
Ứng dụng của Formaldehyde trong đời sống
Formaldehyde là một loại hợp chất không màu có mùi hăng, công thức hóa học là CH2O, là một hợp chất ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người khi tiếp xúc. Tuy nhiên, CH2O vẫn được xem là chất quan trọng được ứng dụng trong lĩnh vực của cuộc sống. Trong đó, nổi bật trong các ngành công nghiệp như: dệt, sơn, mỹ phẩm, thuốc nổ,... và được sử dụng làm chất khử trùng trong nông nghiệp và thủy sản.
Trong sản xuất gỗ công nghiệp, formaldehyde tồn tại trong keo dán gỗ công nghiệp, loại keo này có tác dụng tăng khả năng bám dính, hạn chế ván bị ẩm mốc, mối mọt và tăng khả năng chịu lực khi sử dụng.
Xem thêm: 12 lý do nên sử dụng ván ép plywood trong nội thất
Nguồn gốc của Formaldehyde trong đời sống
Trong đời sống Formaldehyde tồn tại ở nhiều dạng khác nhau trong: khói đốt, gỗ, cà chua, táo,... Ngoài ra, có thể tìm thấy trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất: chất tẩy rửa, các loại sơn, khói thuốc,... và các sản phẩm đồ gỗ nội thất gia dụng. Đặc biệt, hợp chất này còn được ứng dụng phổ biến trong sản xuất gỗ công nghiệp như bột gỗ và keo dính phổ biến UF, MUF, PF. Tuy nhiên, nồng độ của hợp chất này sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng và bảo quản sản phẩm.
Tác hại của Formaldehyde đối với sức khỏe
Formaldehyde là loại chất có hại với sức khỏe con người, tùy thuộc vào từng nồng độ phát thải mà mức độ ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau. Vậy tác hại cụ thể theo từng nồng độ như thế nào?
Nồng độ phát thải ở mức độ nhẹ
Với mức độ này, cơ thể có một số triệu chứng như mờ mắt, chóng mặt. Nếu kéo dài thì sẽ có hiện tượng kích ứng da, mẩn đỏ, ngứa ngáy, dị ứng khó chịu. Ở mức độ này ở một số người còn xuất hiện cảm giác mệt mỏi và khó thở sau khi ngủ dậy ở phòng có ô nhiễm formaldehyde. Những dấu hiệu này xuất hiện một vài lần nên nhiều người tiêu dùng chủ quan và xem đó là dị ứng thông thường.
Nồng độ phát thải ở mức độ trung bình
Với mức độ này bạn có thể hoàn toàn dễ dàng ngửi thấy mùi hăng khó chịu ở trong không gian sống. Ở mức độ trung bình sẽ gây ra tình trạng ho khan, chảy nước mũi, cay mắt và đau đầu khi mới ngủ dậy. Từ đó làm giảm đi chức năng của hệ hô hấp và suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Do đó, người tiêu dùng cần tránh sử dụng những sản phẩm có nồng độ phát thải vượt mức cho phép.
Nồng độ phát thải ở mức độ nặng
Ở mức độ này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và hệ hô hấp biểu hiện qua triệu chứng đau bụng, buồn nôn, dẫn đến tình trạng viêm tiết niệu, viêm dạ dày. Trong trường hợp nếu tiếp xúc qua đường hô hấp và tiêu hóa trong thời gian dài sẽ để lại tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Đây là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tích tụ độc tố trong cơ thể.
Nồng độ phát thải ở mức độ nghiêm trọng
Khi nồng độ phát thải ở mức độ trên 30 ppm trong không khí, cơ thể sẽ có biểu hiện co giật, hôn mê và dẫn đến tử vong. Do đó, khi xuất hiệu triệu chứng ở mức độ nhẹ và trung bình thì người tiêu dùng cần có những biện pháp xử lý kịp thời. Từ đó có biện pháp cụ thể để bảo vệ gia đình tránh khỏi những nguy hại về sức khỏe.
Giới hạn an toàn cho người sử dụng
Hiện nay, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì phát thải Formaldehyde luôn được giới hạn ở mức 0.2ppm. Và trong lĩnh vực nội thất, sản phẩm gỗ công nghiệp sống chung hàng ngày với con người thì càng phải đảm bảo được nồng độ phát thải Formaldehyde thấp nhất. Vậy nên tại nhiều quốc gia trên thế giới đã có quy định tiêu chuẩn E1 tối thiểu đối với dòng ván nội thất nhằm hạn chế tối đa tác hại của formaldehyde.
Vậy nên, hầu hết các đơn vị sản xuất gỗ công nghiệp đều áp dụng tiêu chuẩn về nồng độ phát thải hợp chất này bao gồm: E0, E1, E2, Carb P1, Carb P2,... để đảo bảo cung cấp ván ép an toàn và chất lượng.
Tiêu chuẩn E0, E1, E2
Các cấp độ giảm dần từ E2 đến E0 và được sử dụng phổ biến ở Hàn Quốc, Úc, NewZealand,... Với super E0 là tiêu chuẩn ván ép gỗ công nghiệp cao nhất với nồng độ phát thải gần như bằng 0.
-
E0: nồng độ <0.07ppm
-
E1: nồng độ 0.07 - 0.14ppm
-
E2: nồng độ 0.14 - 0.38ppm
Với tiêu chuẩn E2 đã bị loại bỏ ở Châu Âu và chỉ chấp nhận tiêu chuẩn từ E1, E0 trong hầu hết các sản phẩm từ ván ép.
Tiêu chuẩn Carb P1, Carb P2
Tiêu chuẩn Carb được ban hành bởi Ủy ban tài nguyên không khí California của Mỹ. Tiêu chuẩn này sử dụng phổ biến trên thị trường quốc tế, đặc biệt ở Mỹ và Canada, bao gồm:
-
Carb P1: với nồng độ phát thải dưới 0.18ppm với plywood và 0.21ppm với MDF
-
Carb P2: nồng độ phát thải dưới 0.05pm đối với plywood, gỗ cứng nói chung và ván MDF là 0.11ppm.
Tiêu chuẩn JIS
Đây là tiêu chuẩn còn được biết đến tên gọi tiêu chuẩn Nhật Bản, có bốn cấp độ theo thứ tự F*, F**, F*** và F**** với nồng độ giảm dần tương ứng.
-
F*: là tiêu chuẩn không được sử dụng cho nội thất
-
F**: tương ứng với tiêu chuẩn E1 với nồng độ plywood tối đa là 0.14ppm và 0.10ppm đối với MDF
-
F***: tương đương với tiêu chuẩn E1, nồng độ tối đa là 0.07ppm
-
F****: nồng độ phát thải nhỏ hơn 0.035 ppm xấp xỉ với super E0 được sử dụng hầu hết trong các sản phẩm nội thất.
Giải pháp khắc phục hạn chế phát thải formaldehyde
Một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của formaldehyde đối với sức khỏe và môi trường:
Sản phẩm nội thất đạt chuẩn về nồng độ phát thải
Với đồ nội thất từ ván ép công nghiệp nên lựa chọn những doanh nghiệp có chứng chỉ về nồng độ phát thải để đảm bảo chất lượng và an toàn khi sử dụng. BKG Home tin rằng là đơn vị tin cây để khách hàng đặt trọn niềm tin khi sử dụng ván ép plywood đạt chuẩn E0 - Carb P2 đảm bảo chất lượng và an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
Lắp hệ thống thông gió
Một môi trường ẩm là cơ hội tốt để Formaldehyde tích tụ và phát triển trong bầu không khí. Vậy nên giải pháp bạn có thể lắp hệ thống thông gió để điều hòa giảm tác động của các hợp chất này trong không gian sống.
Không khói thuốc lá
Trong khói thuốc lá có thành phần Formaldehyde vì thế hút thuốc trong môi trường kín sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc cho cả người hút và người xung quanh. Vậy nên cần nhận thức được các tác hại từ khói thuốc để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình và bảo vệ sức khỏe chính mình.
Xem thêm: Tiêu chuẩn sản xuất ván ép Plywood là gì và những câu hỏi thường gặp
Tạo không gian xanh trong phòng
Theo khoa học chứng minh, thực vật có tác dụng hấp thụ được các loại khí độc giúp thanh lọc không gian sống. Vậy nên, trong không gian sống bạn có thể tạo thêm các khoảng xanh cho không gian như đặt thêm các chậu cây: lưỡi hổ, lan ý… các loại cây này có khả năng bỏ các độc tố trong môi trường và hạn chế tối đa các tác hại của formaldehyde.
Khử mùi sản phẩm nội thất
Chè khô có chứa cephatin có khả năng hấp thụ formaldehyde vậy nên có thể sử dụng chè khô vào túi vải dày và làm ẩm, sau đó đặt trên sàn gỗ hoặc bề mặt gỗ. Vậy nên sử dụng cách này có thể khử mùi formaldehyde hiệu quả.
Mong rằng với những thông tin chi tiết cụ thể về tác hại của formaldehyde đối với sức khỏe của con người cùng những biện pháp kiểm soát và hạn chế những tác hại xấu của nó. BKG Home là đơn vị có kinh nghiệm sản xuất nội thất xuất khẩu cam kết nguyên vật liệu an toàn - chất lượng - bền vững đạt tiêu chuẩn E0 cho khách hàng. Nếu bạn cần tư vấn đừng ngần ngại nhấc máy lên và gọi 02462.598.766 hoặc để lại số điện thoại đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi sẽ liên hệ ngay với bạn.
Các tin tức khác
14/09/2023 1141
Báo giá thiết kế thi công chung cư trọn gói giá xưởng, tốt nhất 2023
Xây dựng kiến trúc mang đến sự hài hòa thì thi công nội thất chính nhân tố hoàn thiện vẻ đẹp của căn hộ. BKG Home tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp đồng bộ, trọn gói quy trình khép kín mỗi công trình từ khâu tư vấn - thiết kế – sản xuất đến thi công nội thất.
12/09/2024 111
Phân loại các loại ván ép plywood xuất khẩu hiện nay
Ván ép plywood là vật liệu xây dựng phổ biến được sử dụng phổ biến trong ngành nội thất. Cùng BKG Home phân loại các ván ép plywood xuất khẩu hiện nay.
09/09/2024 53
Nội thất bền vững là gì? Xu hướng sử dụng nội thất bền vững hiện nay.
Xu hướng sử dụng nội thất bền vững được các kiến trúc sư và những thương hiệu hàng đầu Châu Âu theo đuổi bởi những tác động tích cực đến môi trường đồng thời mang lại lợi ích cho sức khỏe của người sử dụng. Cùng tìm hiểu nội thất bền vững là gì và tầm quan trọng của nó đối với tương lai.
30/08/2024 69
Tiêu chuẩn CARB P2 trong gỗ công nghiệp là gì?
Tiêu chuẩn CARB P2 là chứng chỉ đo lường và kiểm soát nồng độ phát thải Formaldehyde. Cùng BKG Home tìm hiểu rõ hơn về chứng chỉ này là gì và có vai trò quan trọng ra sao?
26/08/2024 91
Phủ Melamine là gì? Cách phủ Melamine như thế nào? Đánh giá ưu và nhược điểm của ván Melamine
Lớp phủ melamine là phương pháp sử dụng nguyên liệu Melamine trộn với keo sau đó nhúng lên bề mặt có ưu điểm giúp tăng cường độ bền, chống thấm và chống trầy xước. Cùng BKG Home tìm hiểu về phủ Melamine là gì?
19/08/2024 53
Đánh giá ưu nhược điểm và ứng dụng của gỗ veneer thực tế hiện nay
Gỗ veneer hay còn gọi là tấm veneer được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất nội thất. Vật liệu này sở hữu nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội, vậy ưu và nhược điểm của gỗ veneer này như thế nào, ứng dụng ra sao?
15/08/2024 56
9 loại gỗ tự nhiên được ưa chuộng sử dụng nội thất
Gỗ tự nhiên với ưu điểm tính thẩm mỹ cao, độ bền vượt trội trở thành vật liệu nội thất được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng lựa chọn. Cùng BKG Home tìm hiểu top 9 loại gỗ tự nhiên được sử dụng phổ biến hiện nay.
12/08/2024 76
Tìm hiểu gỗ công nghiệp loại nào tốt và các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay
Gỗ công nghiệp là loại gỗ được được sản xuất theo quy trình công nghiệp với thành phần chính là vụn gỗ, bột gỗ, dăm gỗ… Vậy hiện nay trên thị trường có những loại gỗ công nghiệp nào và loại nào được yêu thích nhất.
08/08/2024 165
Tìm hiểu về đặc điểm và ứng dụng của gỗ keo (gỗ acacia)
Gỗ keo hay còn gọi là gỗ acacia, gỗ tràm - là loại gỗ được trồng phổ biến ở Việt Nam. Loại gỗ này được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất nội thất, cùng BKG Home tìm hiểu về đặc điểm và ứng dụng của gỗ keo.
07/08/2024 81
Gỗ sơn PU là gì? Quy trình sản xuất gỗ phủ sơn PU như thế nào?
Gỗ sơn PU được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất nội thất bởi nhiều ưu điểm: tính thẩm mỹ cao, khả năng chống trầy xước và kháng ẩm tốt. Cùng BKG Home tìm hiểu chi tiết hơn về gỗ sơn PU và quy trình sản xuất cụ thể như thế nào?